Những thói quen xấu đang làm hỏng smartphone
Cuối tuần này, ngày 2.3, tại khuôn viên Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) sẽ diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 của Báo Thanh Niên.Sau nhiều năm chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên về với tỉnh Quảng Bình. Đây là lần đầu tiên ngôi trường chuyên có bề dày thành tích mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia tổ chức một sự kiện tư vấn mùa thi quy mô lớn.Chương trình tư vấn mùa thi năm nay sẽ mang đến những thông tin mới nhất, thiết thực nhất về thi cử, về tuyển sinh… cho hơn 4.000 học sinh khối 12 tham dự trực tiếp, chưa kể đông đảo học sinh theo dõi livestream trên các kênh Fanpage, YouTube, TikTok… của Báo Thanh Niên. Chương trình cũng có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục trên cả nước, nhân vật truyền cảm hứng... Tất cả đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một điểm nhấn khác biệt cho các sĩ tử trước ngưỡng cửa cuộc đời.Cùng Thanh Niên ngắm ngôi trường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nơi sắp sửa diễn ra sự kiện đáng mong chờ này:Chuyện chưa kể về người Anh hùng: Những giây phút cuối cùng
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Ô tô chạy lấn làn như ‘ngáo đá’, tông vào xe ngược hướng
Quân đội Li Băng ngày 18.2 thông báo đã triển khai lực lượng đến các khu vực miền nam nước này sau khi lực lượng Israel rời đi, theo AFP.Theo thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào cuối năm ngoái, Israel phải rút quân khỏi miền nam Li Băng trong vòng 60 ngày nhưng hạn chót đã được kéo dài đến ngày 18.2.Cũng theo thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian nói trên, quân đội Li Băng cùng lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc sẽ triển khai tại các vùng đó. Lực lượng Hezbollah sẽ rút về phía bắc sông Litani, cách biên giới khoảng 30 km, và phá bỏ các cơ sở quân sự còn lại trong vùng.Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz của Israel cùng ngày xác nhận binh sĩ đã rút đi, ngoại trừ 5 vị trí chiến lược được coi là vùng đệm. Lực lượng Israel trong vùng đó "sẽ tiếp tục hành động mạnh mẽ và không khoan nhượng trước bất kỳ sự vi phạm nào từ Hezbollah", ông Katz cảnh báo.Bộ trưởng Katz cho rằng việc duy trì lực lượng bên trong lãnh thổ Li Băng phù hợp với quyết định của các lãnh đạo chính trị, nhằm đảm bảo an toàn cho các cộng đồng miền bắc Israel và ngăn ngừa mối đe dọa từ Li Băng. Ông Katz cho hay quân đội Israel cũng đã tăng cường lực lượng trên vùng lãnh thổ phía bắc nước này, đồng thời yêu cầu Hezbollah tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn.Xung đột giữa Hezbollah và Israel bùng phát sau khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7.10.2023. Israel đã thực hiện chiến dịch không kích rầm rộ và triển khai quân sang lãnh thổ Li Băng, diệt hàng loạt thủ lĩnh của Hezbollah. Thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 27.11.2024.Xung đột làm hơn 4.000 người thiệt mạng tại Li Băng trong khi phía Israel tổn thất 78 người, gồm binh sĩ. Thêm 56 binh sĩ Israel thiệt mạng khi được triển khai tại miền nam Li Băng. Từ khi ngừng bắn, khoảng 60 người thiệt mạng, theo AFP.Hàng chục ngàn người ở cả hai nước đã phải di tản. Tại Li Băng, chi phí tái thiết được ước tính là hơn 10 tỉ USD.
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
Người đàn ông tử vong bên trong căn nhà ở vùng ven
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.